Nhận xét Link Giờ Hành Chính Là Gì, Các Khung Giờ Hành Chính Tại Việt Nam là conpect trong nội dung hiện tại của Tên game hay Hakitoithuong. Tham khảo content để biết chi tiết nhé.
Khái niệm giờ hành chính khá phổ biến vì đây được xem là khung giờ làm việc quy định của khối cơ quan nhà nước và nhiều doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ giờ hành chính là mấy giờ? Cùng iJobstìm hiểu chủ đề này chi tiết hơn trong bài viết bên dưới.
Bạn đang xem: Giờ hành chính là gì
I. Giờ hành chính là gì?
Giờ hành chính là cách gọi giờ làm việc trong một ngày của người lao động. Thời gian đó được tính thành 8 tiếng cho 1 ngày, trong đó không kể giờ nghỉ trưa.
Có một khái niệm khác về giờ hành chính. Đó là giờ hoạt động của người làm công mà công ty, cơ quan nhà nước làm trong 1 ngày. Nhìn chung tất cả các khái niệm đều gần gần như nhau và cũng đều chỉ thời gian làm việc của người lao động.
II. Quy định giờ hành chính là mấy giờ?
Việc quy định giờ hành chính là mấy giờ còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chúng ta có thể kể đến đặc thù, tính chất công việc khác nhau hay quy định riêng của mỗi công ty về khung giờ hành chính là khác nhau. Chỉ cần công ty đó đảm bảo 8 tiếng làm cho nhân viên. Tuy nhiên, phần lớncác công ty đều áp dụng giờ hành chính hiện nay như sau:
– Buổi sáng: bắt đầu từ 8 giờ đến 12 giờ.
– Buổi chiều: bắt đầu từ 1 giờ 30 đến 5 giờ 30.
– Thời gian làm việc trong 1 tuần kéo dài từ thứ 2 đến thứ 6, thứ 7 và chủ nhật là ngày nghỉ.
Tùy vào quy định, điều kiện của từng công ty mà giờ hành chính trên có thể chênh lệch 1 giờ hoặc 30 phút.
III. Những quy định giờ hành chính mà bạn cần nắm
Khung giờ làm hành chính khá phổ biến nhưng không phải người lao động nào cũng nắm rõ những thông tin, quy định về giờ làm việc hành chính. Dưới đây là 4 điều mà người lao động cần chú ý:
1. Giờ hành chính chỉ làm 08 tiếng/ngày
– Thời gian làm việc của người lao động không quá 8 tiếng/ngày và 48 tiếng/tuần. Cơ quan hoặc doanh nghiệp có quyền quy định giờ giấc làm việc nhưng tuyệt đối không được vượt quá thời gian quy định trên.
– Tùy vào tính chất công việc mà giờ hành chính tại các doanh nghiệp, đơn vị sẽ lệch nhau từ 30 phút – 1 tiếng. Áp dụng khung giờ hành chính như sau:
+ Buổi sáng: từ 8h00 đến 12h00.
+ Buổi chiều: từ 13h30 đến 17h30.
+ Thời gian làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật nghỉ.
Xem thêm: Nhân Viên Văn Phòng Tiếng Anh Là Gì, Nghề Nghiệp Trong Tiếng Anh
2. Làm giờ hành chính có làm thêm giờ hay không?
Người lao động làm giờ hành chính vẫn làm thêm giờ, tuy nhiên, giờ làm việc ngoài giờ của người lao động được quy định theo Luật Lao Động. Cụ thể như sau:
– Không được quá 50% thời gian làm việc trong 1 ngày, tức là 04 tiếng/ngày.
– Nếu làm việc theo tuần thì thời gian sẽ là không quá 12 tiếng.
– Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.
3. Số ngày nghỉ phép năm được tính như thế nào?
Quy định về số ngày nghỉ phép năm của người lao động, tạiĐiều 111 Bộ Luật Lao động hiện hành có nêu, người lao động có đủ 12 tháng làm việc thì được nghỉ phép năm và hưởng nguyên lương:
– 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
– 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt; lao động chưa thành niên hoặc người khuyết tật;
– 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt.
Ngoài ra, với những người làm việc lâu năm, pháp luật còn cho phép, cứ đủ 05 năm làm việc thì số ngày nghỉ phép năm nêu trên được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
4. Người làm giờ hành chính được nghỉ 10 ngày lễ/năm
Tại Điều 115 Bộ Luật Lao động 2012, người lao động nói chung và người làm việc theo giờ hành chính nói riêng đều được nghỉ 10 ngày lễ/năm và hưởng nguyên lương. Bao gồm các ngày sau:
– Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01/01 dương lịch);
– Tết Nguyên Đán: 05 ngày;
– Ngày Chiến thắng (30/04 Dương lịch) 01 ngày;
– Ngày Quốc tế lao động (01/05 Dương lịch): 01 ngày;
– Ngày Quốc khánh (02/09 Dương lịch) 01 ngày;
– Ngày Giỗ tổ Hùng Vương (10/03 Âm lịch): 01 ngày.
Nếu những ngày nghỉ nêu trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động còn được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.
IV. Một số ngành nghề thường làm theo giờ hành chính
1. Việc làm Văn phòng – Hành chính – Nhân sự
Tính chất của công việc Văn phòng – Hành chính – Nhân sự liên quan đến giấy tờ, tài liệu của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm quản lý nhân sự của công ty, thực hiện các công việc từ nhỏ đến lớn đến lớn trong công ty. Có thể nói trong giờ hành chính bộ phận hành chính – văn phòng có khối lượng khá nhiềuvà cần phải có kỹ năng quản lý thời gian thì mới hoàn thành tốt được nhiệm vụ công việc.
2. Việc làm Kế toán – kiểm toán
Công việc của Kế toán – Kiểm toán của doanh nghiệp là làm việc theo giờ hành chính. Tuy nhiên, ở thời điểm kiểm toán, báo cáo thuế, báo cáo tài chính,… thì cần tăng ca hoặc làm thêm tại nhà mới có thể đảm bảo được khối lượng công việc phải hoàn thành.
Xem thêm: đuôi Eps Là Gì – Hướng Dẫn Mở File Eps Bằng Photoshop
3. Giáo viên, giảng viên
Theo quy định thì giờ làm việc của giáo viên, giảng viên sẽ theo khung giờ hành chính. Tuy nhiên, do đặc thù công việc thì thời gian chuẩn bị giáo án cho việc lên lớp, giảng dạy cũng mất khá nhiều thời giờ.
Bạn đang xem bài viết tại chuyên mục Blog nghề nghiệp của website thienmaonline.vn. Nếu thấy bổ ích, hãy bấm like và share để chia sẻ cho mọi người cùng xem nhé!
Chuyên mục: Hỏi Đáp