Phân tích Link Luật Dẫn độ Hồng Kông Là Gì, Dự Luật Dẫn độ Hồng Kông 2019 là conpect trong nội dung hôm nay của Tên game hay Hakitoithuong. Tham khảo content để biết đầy đủ nhé.
Hồng Kông bị hỗn loạn vì các cuộc biểu tình hôm Thứ Tư, 12 Tháng Sáu, cảnh sát bắn hơi cay và đạn cao su vào người biểu tình, trong lúc hàng ngàn người bao vây các tòa nhà chính phủ ở khu trung tâm, không cho các nhà lập pháp vào tòa nhà Quốc Hội để thảo luận dự luật dẫn độ gây tranh cãi.
Bạn đang xem: Luật dẫn độ hồng kông là gì
Hồng Kông có thuộc về Trung Quốc không?
Có. Hồng Kông là một phần của Trung Quốc, nhưng lại có hệ thống luật pháp, tiền tệ, và tự do dân sự riêng rẽ, không giống như tại Trung Quốc.
Trước khi được trao trả cho Trung Quốc năm 1997, Hồng Kông là thuộc địa của Anh trong hơn 150 năm, theo một bài viết tổng hợp của nhật báo South China Morning Post (SCMP) hôm Thứ Năm, 13 Tháng Sáu.
Với nguyên tắc “một quốc gia, hai thể chế,” Bắc Kinh bảo đảm là Hồng Kông “có quyền tự trị cao” cho tới năm 2047.
Mục đích của dự luật dẫn độ là gì?
Dự Luật Tội Phạm Bỏ Trốn và Trợ Giúp Pháp Lý Hỗ Tương Liên Quan Đến Tội Phạm Hình Sự năm 2019 được chính quyền Hồng Kông đề nghị hồi Tháng Hai, cho phép dẫn độ những tội phạm bỏ trốn qua Hồng Kông về lại quốc gia gốc của họ.
Hiện nay, Hồng Kông chỉ có hiệp ước dẫn độ với 20 quốc gia, trong đó không có Trung Quốc, Macao, và Đài Loan.
Các giới chức nói rằng dự luật này cần phải được thông qua càng sớm càng tốt để có thể trục xuất một nghi can giết người về Đài Loan.
Nghi can này tên là Chan Tong-kai, 20 tuổi, đang bị truy nã tại Đài Loan vì bị tố cáo giết cô bạn gái đang mang thai ở Đài Bắc hồi năm 2018.
Nghi can này sau đó trốn sang Hồng Kông, bị bắt hồi Tháng Tư vì bị tố cáo có liên quan đến hoạt động rửa tiền, và đang bị giam với bản án 29 tháng tù.
Nghi can Chan Tong-kai có thể được trả tự do vào Tháng Mười, và hoàn toàn tự do.
Tại sao dự luật này gây quá nhiều chia rẽ ở Hồng Kông?
Phe phản đối lâu nay tìm cách ngăn cản sau khi dự luật được giới thiệu hồi Tháng Hai.
Ngoài ra, tại Hồng Kông cũng như ở ngoại quốc, nhiều người bày tỏ lo ngại rằng, dự luật này có thể bị lợi dụng để truy tố một ai đó vì lý do chính trị, cũng như xử người nào đó tại các phiên tòa không công bằng ở Trung Quốc.
Đó là lý do dân Hồng Kông đổ ra đường phản đối dự luật này, nhất là hôm Chủ Nhật vừa qua, mà những người tổ chức nói là có đến 1.03 triệu người tham gia. Cảnh sát nói rằng con số này là 240,000 người.
Cảnh sát Hồng Kông xịt hơi cay vào người biểu tình. (Hình: AP Photo/Vincent Yu)
Tại sao một số chính quyền ngoại quốc lên tiếng?
Dân Biểu Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ, hôm Thứ Tư mạnh mẽ chỉ trích dự luật này và lên tiếng ủng hộ người biểu tình.
Qua một tuyên bố, bà nói dự luật dẫn độ là “một ý đồ đen tối của Bắc Kinh định lợi dụng luật pháp để bịt miệng thành phần bất đồng chính kiến và bóp nghẹt không khí tự do của người dân Hồng Kông.”
Bà giải thích rằng bà lên tiếng như vậy vì dự luật này “đe dọa sự an toàn của 85,000 người Mỹ đang sống ở Hồng Kông.”
“Dự luật dẫn độ sẽ gây nguy hiểm cho quan hệ mạnh mẽ giữa Mỹ và Hồng Kông, đang được phát triển vững chắc trong hai thập niên qua,” bà Pelosi nói thêm.
Xem thêm: Plot Twist Là Gì – Top Những Phim Có Plot Twist Hay Nhất
Trong khi đó, Tổng Thống Donald Trump cũng bày tỏ hy vọng là người biểu tình sẽ đạt được một thỏa thuận với các giới chức Hồng Kông.
“Tôi tin chắc là họ có thể làm việc chung với nhau. Tôi hy vọng họ có thể đạt một giải pháp với Trung Quốc,” ông nói.
Ông Jeremy Hunt, ngoại trưởng của Anh, cũng có phản ứng liên quan đến biểu tình ở Hồng Kông hôm Thứ Tư.
“Giữ vững nguyên tắc ‘một quốc gia, hai thể chế,’ như đã được ghi ra trong Tuyên Bố Chung Anh-Trung Quốc, là tối quan trọng đối với thành công tương lai của Hồng Kông,” ông Hunt nói.
Tuy nhiên, ông Cảnh Sảng, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, đáp lại rằng không quốc gia, tổ chức, hoặc người nào, có quyền xen vào nội bộ của Trung Quốc.
“Trung Quốc mạnh mẽ phản đối những phát biểu vô trách nhiệm và sai trái do một số cá nhân ở Mỹ đưa ra,” ông Cảnh Sảng nói thêm.
Chuyện gì xảy ra hôm Thứ Tư?
Ban đầu, cuộc biểu tình ôn hòa xảy ra tại đường Tim Mei, bên ngoài tòa nhà Quốc Hội.
Sau đó, người biểu tình tràn sang các con đường kế cận như Lung Wo, Tim Mei, Queensway, và Harcourt, chặn đường và đụng độ với nhóm cảnh sát đang ở đó.
Theo SCMP, sau khi đụng độ nhiều lần với người biểu tình, bắn hơi cay và đạn cao su vào họ, cảnh sát đẩy được hầu hết người biểu tình ra đường Queensway. Tại đây, nhóm người biểu tình này nhập với nhóm đang ở bên ngoài trung tâm thương mại Pacific Place và trụ ở đây, sẵn sàng đối đầu với cảnh sát, cho tới đêm khuya.
Cho tới Thứ Tư, có hơn 70 người bị thương, bao gồm các cảnh sát viên và các nhà báo.
Tại sao chính quyền Hồng Kông ngại ngùng hủy bỏ dự luật?
Các giới chức nói rằng ngoài vụ án giết người ở Đài Loan, dự luật cũng cần thiết để lấp lỗ hổng ngăn cản dẫn độ nghi can về đảo quốc này.
Bà Carrie Lam, vị hành chánh trưởng quan Hồng Kông, cũng nói rõ hôm Thứ Tư rằng chính quyền sẽ không nhượng bộ đòi hỏi của người biểu tình.
“Nếu dùng phương cách cực đoan và bạo động để giải quyết vấn đề, sự việc sẽ chỉ tệ hại hơn, và rõ ràng là gây nguy hiểm cho Hồng Kông. Vì thế, tôi hy vọng là trật tự xã hội sẽ được tái lập càng sớm càng tốt, và tôi không muốn thấy có thêm người bị thương trong các cuộc nổi loạn,” bà nói.
Kế tiếp sẽ là gì?
Bạo động xảy ra hôm Thứ Tư làm ông Andrew Leung, chủ tịch Quốc Hội Hồng Kông, phải hoãn thảo luận dự luật, mà theo dự trù, có thể được nhóm lập pháp thân Bắc Kinh thông qua vào ngày hôm sau.
Xem thêm: Cát Cứ Là Gì – Phong Kiến Cát Cứ
Đây là lần thứ nhì dự luật bị hoãn lại.
Và bây giờ, tất cả mọi con mắt đang chú tâm vào ông Andrew Leung và nhóm thân Bắc Kinh, để xem họ có tái nhóm Quốc Hội trở lại vào Thứ Sáu hay không. (Đ.D.)
Chuyên mục: Hỏi Đáp