Nhận xét Xí Mứng Là Gì – Câu Chuyện Xí Mứng Của Hyungwonho

Phân tích Link Xí Mứng Là Gì – Câu Chuyện Xí Mứng Của Hyungwonho là ý tưởng trong nội dung hiện tại của Kí tự đặc biệt Hakitoithuong.vn. Theo dõi nội dung để biết chi tiết nhé.

*

TH = người Trung Hoa, trong sách VN người Tầu (Tàu), người „Hán“; chữ TH, chữ Hán = chữ Tàu = chữ „nho“.

Bạn đang xem: Xí mứng là gì

Một số lớn những chữ Việt gốc Tàu trong bài nầy, đều có trong quyển Tầm Nguyên Tự Điển Việt Nam của cố Giáo sư Lê Ngọc Trụ. Những chú thích cách đọc theo HV cũng từ quyển nầy.
Chữ Việt gốc Tàu là một đặc điểm của văn hóa Đồng Nai-Cửu Long. Có nhiều chữ Việt gốc Tàu rất thông dụng như chữ „xì dầu“, „xíu mại“ và cũng có một số chữ chỉ thông dụng giới hạn trong số những người VN có tiếp xúc với người Tàu.
Điều cần nêu ra ngay là có thể nói khoảng từ 50 đến 60 phần trăm những chữ trong tiếng Việt là tiếng Hán Việt. Trong số đó khoảng một nửa đã được VN hóa vì chúng ta đã dùng hàng ngày từ lâu rồi, nên khi nói không chú ý chúng là tiếng HV nữa (thí dụ như „điện thoại, giao thông, tâm lý, tinh thần, tương trợ, du lịch, huynh đệ v.v.) Theo Tu Dinh và Vo Cao (9), nếu không đếm những chữ HV đã hoàn toàn VN hóa, thì tỉ lệ HV trong ngôn ngữ VN như sau:
„Truyện thơ Chữ Nôm: 21%; Thơ Chữ Nôm: 9%; Nghiên cứu & biên khảo nửa đầu thế kỷ 20: 24%; Truyện đầu thế kỷ 20: 12%; Thơ tiền chiến: 17%; Ca dao:1%; Truyện nửa đầu thế kỷ 20: 8%; Truyện nửa sau thế kỷ 20: 9%; Thơ nửa sau thế kỷ 20: 11%; Nghiên cứu & biên khảo nửa sau thế kỷ 20:30%; Báo chí đầu thế kỷ 21: 29%“.
Như vậy, càng gần đây, số chữ HV càng tăng vì ngôn ngữ VN theo đà phát triển, cần có thêm nhiều chữ mới để đáp ứng với nhu cầu phát triển trong nhiều lãnh vực khác nhau.Trong khi đó số „chữ Việt gốc Tàu“ chỉ độ trên dưới vài trăm chữ thôi.
Giọng HVlà một giọng đọc mà các nhà nho dùng để đọc chữ Hán theo kiểu gọi là VN. Thật ra, đây là một cách đọc có hệ thống rõ ràng theo giọng đọc mà các nhà khảo cứu gọi là giọng Trung Hoa đời Đường bên Tàu, (tức giọng nói xưa của người Tàu, khoảng thế kỷ thứ 9 và thứ 10, gọi là giọng Trường An. Trường An là địa bàn chánh của dân Tàu đời Đường). Ai đã có đi học chữ Hán theo giọng Hán Việt đều có cách đọc giống nhau khi gặp cùng một chữ. Nói khác đi, tiếng HV cũng là tiếng có gốc Tàu, nhưng là một giọng nói, một cách đọc có hệ thống rõ ràng.

Xem thêm: Phong Cách Scandinavian Là Gì, 15 Mẫu Thiết Kế Nội Thất Scandinavian

Trong suốt 10 thế kỷ ((từ năm 11 BC (trước công nguyên) đến năm 939 AD (sau công nguyên)), VN sống dưới sự đô hộ của người Tàu. Tất cả văn kiện trong hành chánh, luật pháp, văn chương, tôn giáo v.v. VN dùng chữ Tàu làm chữ chánh thức trong việc giao dịch với TH, và dùng giọng HV để đọc chữ Tàu. Có lẽ vào thời xa xưa đó, dân ta (người có học chữ Tàu) và người Tàu (nói giọng Trường An) hiểu nhau qua tiếng nói.
Điều cần biết là người TH có trên trăm giọng địa phương, nhưng họ đều dùng cùng một loại chữ viết. Do đó, tuy không đối thoại với nhau được bằng tiếng nói họ vẫn hiểu nhau qua chữ viết một cách dễ dàng . Lối dùng chữ viết để giao dịch hay „nói chuyện bằng chữ“ gọi là „bút đàm“. Do đó, có thêm một nhóm VN vào việc „bút đàm“ là chuyện không có gì xa lạ vì nhà cầm quyền TH không thể buộc tất cả những sắc dân TH hay những nước bị TH đô hộ nói cùng một thứ tiếng. Sau khi người TH dành lại được độc lập (khỏi sự cai trị của Mãn Châu) nhà cầm quyền TH ra lệnh dùng giọng „Quan Thoại“ (tức giọng Bắc Kinh) làm giọng nói tiêu chuẩn trong trường học và trong hành chánh TH, mặc dầu các phương ngữ vẫn tiếp tục sống động.
VN dành lại được nền độc lập vào thế kỷ thứ 10. Từ đó cho đến đầu thế kỷ 20, giới có học của dân ta vẫn tiếp tục dùng chữ Tàu và giọng đọc HV đã học được của thời xưa. Trong 10 thế kỷ độc lập với người Tàu, giới „có học“ của dân ta dạy học sinh những thế hệ kế tiếp những gì đã học được. Chữ viết và giọng HV , cách dạy HV không có thay đổi chi nhiều trong 10 thế kỷ nầy. Từø đầu thề kỹ 20, khi chữ „quốc ngữ“ của VN (dùng mẫu tự La Mã để ký âm tiếng Việt) phát triển, giọng HV cũng được „ký âm“ bằng chữ quốc ngữ VN. Lẽ dĩ nhiên là người Tàu chánh hiệu, không biết tiếng Việt và không học chữ Việt không thể đọc và có nghe cũng không hiểu giọng HV. Nhưng người Tàu nào có học tiếng Việt, với vốn chữ Tàu có sẵn, lại có thể dùng giọng HV để đọc chữ Tàu rất dễ dàng.
Trong lúc đó, từ thế kỷ thứ 10 đến giờ, tiếng Tàu, từ chữ viết và giọng đọc đã thay đổi rất nhiều theo thời gian và hoàn cảnh (người TH đã phải gánh chịu 90 năm đô hộ của người Mông Cổ (nhà Nguyên) và 267 năm của người Mãn Châu (nhà Thanh). Tuy vậy giao dịch với VN vẫn dùng chữ Tàu. Cho đến hiện đại, ngay cả ở trong nước TH, chuyện „bút đàm“ vẫn còn là chuyện quen thuộc.

Xem thêm: Nhượng Quyền Thương Hiệu Là Gì, Cần Lưu ý Những Gì Khi Nqth

Giọng nói thời Trường An, càng ngày càng xa giọng nói hiện đại. Nói khác đi, giọng HV của các nhà nho VN càng khác xa với giọng nói của TH hiện đại.
Chúng tôi xin nói rõ hơn một chút về chữ HV và chữ Việt trước, sau đó sẽ đưa ra một thí dụ khác về chữ Việt gốc Tàu. Thí dụ bài thơ „Trường tương tư“ của Lương Ý Nương. Bài thơ đó của người Tàu viết bằng chữ Tàu. Các nhà nho của chúng ta sẽ đọc bài thơ đó theo giọng HV, và dùng mẫu tự VN viết ra 4 câu giữa của bài thơ đó như sau:
Người Tàu chánh cống khi nghe chúng ta đọc 4 câu trên họ sẽ không hiểu gì cả. Một số trong những người lớn tuổi, và đa số con em chúng ta hay những người có ít vốn HV, chắc cũng không hiểu hết ý các câu trên. Sau đây là bài „dịch“ tiếng Việt các câu trên:

Chuyên mục: Hỏi Đáp