Phân tích Dpph Là Gì – Nghiên Cứu Hoạt Tính Chống Oxy Hóa Và Bảo Vệ

Phân tích Link Dpph Là Gì – Nghiên Cứu Hoạt Tính Chống Oxy Hóa Và Bảo Vệ là ý tưởng trong bài viết hiện tại của Kí tự đặc biệt Haki Tối Thượng. Đọc bài viết để biết đầy đủ nhé.

Khảo sát hoạt tính kháng oxi hóa của cao chiết methanol vỏ trái thốt nốt (Borassus flabellifer L.)

*

*

Giới thiệu Chức năng – Nhiệm vụ Tin KHCN Chính sách Hoạt động của tổ chức KHCN Công nghiệp 4.0 Đo lường – NSCL Năng suất chất lượng Đo lường chất lượng An toàn thực phẩm Công nghệ sinh học Văn bản Văn bản, thông báo Công nghiệp Công nghệ cao An toàn thực phẩm Nhiên liệu sinh học Chương trình Năng suất chất lượng Công nghệ sinh học Đo lường chất lượng Văn bản khác Bản tin KHCN Video
Giới thiệu Chức năng – Nhiệm vụ Tin KHCN Chính sách Hoạt động của tổ chức KHCN Công nghiệp 4.0 Đo lường – NSCL Năng suất chất lượng Đo lường chất lượng An toàn thực phẩm Công nghệ sinh học Văn bản Văn bản, thông báo Công nghiệp Công nghệ cao An toàn thực phẩm Nhiên liệu sinh học Chương trình Năng suất chất lượng Công nghệ sinh học Đo lường chất lượng Văn bản khác Bản tin KHCN Video

Thứ tư, 10/02/2021 | 22:10

Liên kết Bộ Công Thương Bộ Khoa học và Công nghệ Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Cục Sở hữu trí tuệ Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Thứ tư, 10/02/2021 | 22:10

Tin xem nhiều

*

Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo Gel của Surimi mực đại dương Nghiên cứu ứng dụng sóng siêu âm trong tách chiết astaxanthin từ nấm men Xanthophyllomyces dendrorhous làm thực phẩm chức năng Quy trình xây dựng ứng dụng thực tại ảo vào trong giảng dạy các ngành kỹ thuật trong trường đại học Nghiên cứu chế tạo gạch không nung từ nguồn chất thải rắn vô cơ trong công nghiệp sản xuất bột giấy và giấy Thiết lập phương trình vi phân chuyển động và mô phỏng một cấu trúc tay máy 6 bậc tự do Nghiên cứu công nghệ sản xuất tinh bột cation độ thế cao từ tinh bột sắn tự nhiên dùng trong sản xuất giấy Phát triển lưới điện thông minh tại Việt Nam: Vấn đề và giải pháp Khảo sát hoạt tính kháng oxi hóa của cao chiết methanol vỏ trái thốt nốt (Borassus flabellifer L.)

Kết quả nhiệm vụ KHCN

Cập nhật lúc 21:31 ngày 22/04/2020

Khảo sát hoạt tính kháng oxi hóa của cao chiết methanol vỏ trái thốt nốt (Borassus flabellifer L.)

Tóm tắt:
Thốt nốt (Borassus flabellifer L.) hay Thốt lốt được trồng nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đặc biệt là các tỉnh như An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp. Nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát hoạt tính kháng oxi hóa của vỏ trái Thốt nốt, một phụ phẩm được vứt bỏ từ hoạt động kinh doanh thịt quả Thốt nốt thông qua sử dụng các phương pháp thử nghiệm hoạt tính kháng oxi hóa khác nhau như: DPPH, ABTS•+, reducing power (RP), khử sắt (FRAP) và phosphomolybdeum. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, cao chiết methanol của vỏ trái Thốt nốt thể hiện hoạt tính kháng oxi hóa tốt trong phương pháp ATBS•+, FRAP, Phosphomolybdeum với giá trị EC50 (hoặc OD0,5) thấp hơn hoặc bằng 100 μg/mL. Kết quả này cũng phù hợp với việc xác định hàm lượng tổng flavonoid trong cao chiết methanol của vỏ là khá cao. Kết quả này mở ra triển vọng trong việc sử dụng vỏ trái Thốt nốt như sản phẩm có hoạt tính kháng oxi hóa.

Bạn đang xem: Dpph là gì

Từ khóa: Borassus flabellifer L. Flavonoid, kháng oxi hóa, phụ phẩm, polyphenol.
1. Mở đầu
Ngày nay, tình trạng stress oxi hóa đang là một trong những vấn đề được quan tâm nhiều của các nhà khoa học bởi vì tác hại nguy hiểm của nó. Tình trạng stress oxi hóa là sự mất cân bằng giữa việc sản xuất các gốc tự do và sự tham gia hoạt động của các chất chống oxi hóa. Stress oxi hóa cũng là nguyên nhân của các bệnh như tim mạch, ung thư, suy giảm thần kinh và gây lão hóa sớm . Nhiều nghiên cứu hiện nay đang tập trung vào việc tìm kiếm các hợp chất chống oxi hóa tự nhiên từ các loài thực vật vì các hợp chất từ tự nhiên này được xem như an toàn cho con người. Thốt nốt (Borassus flabellifer L.) hay Thốt lốt được trồng nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đặc biệt là các tỉnh như An Giang, Kiên Giang, và Đồng Tháp. Bộ phận thường sử dụng là cuống cụm hoa, rễ, dịch cây, thân cây và phần thịt quả . Thốt nốt được sử dụng trong y học dân gian như một chất kích thích, chống co thắt, lợi tiểu, chống viêm. Quả có tác dụng an thần, nhuận tràng, khó tiêu, đầy hơi, bệnh ngoài da, xuất huyết, sốt và suy nhược. Rễ và dịch quả có khả năng kháng viêm. Rễ non là thuốc lợi tiểu và chống giun, thuốc sắc của rễ được dùng cho một số bệnh về đường hô hấp. Tro của hoa có khả năng điều trị trầm cảm, các bệnh về tim, lá lách và cảm sốt. Nhựa cây cũng có thể được sử dụng như thuốc nhuận tràng và điều trị loét và các vấn đề về gan .
Các nghiên cứu về hoạt tính kháng oxi hóa của cây Thốt nốt đã được thực hiện trên các bộ phân khác nhau của cây. Theo Madhankumar et al. (2019), lá của cây Thốt nốt thể hiện hoạt tính kháng oxi hóa mạnh với hiệu quả gần tương đương với chất chuẩn ở các phương pháp SOD (Superoxide dismutase, 26,4±0,25 units/mg protein), CAT (Catalase, 44,58±2,36 µmol H2O2 tiêu thụ/phút/mg proteins), GPx (Glutathione peroxidase, 231,4±1,46 µg glutathione bị oxi hóa/phút/mg protein) và GST (Glutathione-s-transferase, 153,1±1,43 µmol CDNB-GSH được hình thành/phút/mg protein) . Nghiên cứu của Pramod  et al. (2013) cho thấy hoạt tính kháng oxi hóa của thịt quả Thốt nốt trong phương pháp DPPH và ABTS•+ có sự tương quan với hàm lượng polyphenol và flavonoid tổng có chứa trong cao chiết . Cao chiết cồn của hoa Thốt nốt theo nghiên cứu của Kavatagimath et al. (2016) cũng có hoạt tính kháng oxi hóa tương đương chất chuẩn BHT ở phương pháp DPPH và còn có khả năng hạ đường huyết rất tốt . Ngoài ra, với nguồn giá trị dinh dưỡng cao, Thốt nốt được người dân khai thác và kinh doanh nhiều, đặc biệt là phần thịt quả với hàm lượng chất dinh dưỡng đến 1398kJ/100g và chứa khá nhiều carbohydrate, protein, chất xơ và các chất khoáng như kali, canxi, ma-giê . Tuy nhiên, khi khai thác sử dụng phần thịt quả, phần phụ phẩm tức là phần vỏ sẽ bị bỏ đi. Theo tìm hiểu của chúng tôi tại một số cơ sở kinh doanh Thốt nốt ở ĐBSCL, phần vỏ phụ phẩm này chưa có cách xử lý, chỉ phơi khô dùng làm nguyên liệu đốt. Chính vì thế, nghiên cứu này lựa chọn phần vỏ quả Thốt nốt làm đối tượng nghiên cứu hoạt tính kháng oxi hóa, nhằm mục đích tăng thêm giá trị sử dụng của phụ phẩm vỏ trái thốt nốt.
2. Thực nghiệm
2.1. Nguyên liệu
Trái Thốt nốt được thu mua tại các cơ sở kinh doanh các sản phẩm thốt nốt tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang vào tháng 5 năm 2019. Mẫu trái được xác nhận bởi ThS. Phùng Thị Hằng và được lưu trữ tại Phòng thí nghiệm Hóa sinh học, bộ môn Hóa học, khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Cần Thơ, với mã số AG_Bo2019050002. Nguyên liệu sau khi mua về được gọt lấy phần vỏ trái phía ngoài, rửa sạch, loại bỏ tạp bẩn, cắt nhỏ. Mẫu được sấy ở 50°C và xay thành bột.
2.2. Xác định độ ẩm bột nguyên liệu
Độ ẩm bột nguyên liệu được xác định theo Dược điển Việt Nam V, theo phương pháp sấy .
2.3. Điều chế cao chiết
Bột khô vỏ trái Thốt nốt được chiết với dung môi methanol bằng phương pháp ngâm trong 24 giờ (3 lần). Tất cả dịch chiết được gom lại và lọc để loại bỏ cặn, bụi. Dịch chiết sau khi lọc đem cô quay đuổi dung môi ở nhiệt độ 40-45°C thu được cao chiết methanol vỏ trái Thốt nốt. Cao chiết được đem cân và tính hiệu suất chiết cao, sau đó cao được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4°C cho đến khi thí nghiệm.
2.4. Khảo sát hoạt tính kháng oxi hóa của cao chiết
2.4.1. Khảo sát hiệu quả loại bỏ gốc tự do DPPH
Khả năng loại bỏ gốc tự do DPPH của cao chiết được được thực hiện theo Sharma et al. (2009) có hiệu chỉnh . Hỗn hợp phản ứng gồm 40 µL DPPH (1000 µg/mL) và 960 µL cao chiết có nồng độ khác nhau từ 30-150 µg/mL. Hỗn hợp được ủ trong tối ở nhiệt độ 30ºC trong thời gian 30 phút, đo độ hấp thụ quang phổ ở bước sóng 517 nm. Chất chuẩn được sử dụng là vitamin C. Kết quả hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết được biểu diễn bằng giá trị EC50 (Effective Concentration of 50%) được tính dựa trên phương trình tuyến tính của dịch chiết khảo sát. Phần trăm loại bỏ gốc tự do được tính theo công thức:
Trong đó: AC là giá trị hấp thu của đối chứng, AS hấp thu của mẫu.
2.4.2. Khảo sát hiệu quả loại bỏ gốc tự do ABTS•+
Hoạt động loại bỏ gốc tự do ABTS•+ thực hiện theo Nenadis et al. (2004) có hiệu chỉnh . Chuẩn bị dung dịch ABTS•+: 2 mL dung dịch ABTS 7 mM và 2 mL dung dịch K2S2O8 2,45 mM, ủ trong bóng tối 16 giờ, sau đó pha loãng bằng ethanol (khoảng 30 lần), điều chỉnh độ hấp thu ở bước sóng 734 nm đạt 0,7±0,05. Tiến hành cho 990 µL ABTS•+ vào 10 µL cao chiết ở các nồng độ khác nhau từ 20-100 µg/mL. Hỗn hợp phản ứng được ủ trong thời gian 6 phút. Sau đó, đo độ hấp thụ quang phổ ở bước sóng 734 nm. Chất chuẩn được sử dụng là trolox. Kết quả hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết được biểu diễn bằng giá trị EC50 được tính dựa trên phương trình tuyến tính của dịch chiết khảo sát. Phần trăm làm sạch gốc tự do được tính theo công thức:
Trong đó: AC là giá trị hấp thu của đối chứng, AS hấp thu của mẫu.
2.4.3. Khảo sát năng lực khử (Reducing Power – RP)
Năng lực khử  (RP) được thực hiện theo phương pháp Ferreira et al. (2007) có hiệu chỉnh . Hỗn hợp phản ứng gồm 0,5 mL cao chiết ở nồng độ khác nhau từ 100-700 μg/mL, 0,5 mL dung dịch đệm phosphate (0,2M, pH=6,6) và 0,5 mL K3Fe(CN)6 1%. Sau đó hỗn hợp phản ứng được ủ ở 50ºC trong 20 phút, thêm 0,5 mL CCl3COOH 10% rồi ly tâm 3.000 vòng/phút trong 10 phút. Nhẹ nhàng rút 0,5 mL dịch phía trên cho vào 0,5 mL nước và 0,1 mL FeCl3 0,1%, lắc đều. Đo độ hấp thụ quang phổ của hỗn hợp phản ứng ở bước sóng 700 nm. Chất đối chứng dương sử dụng là trolox. Hiệu quả kháng oxy hóa của cao chiết ở các nồng độ khác nhau được so sánh với chất chuẩn bằng cách sử dụng nồng độ mà tại đó chất chuẩn hay cao chiết (µg/mL) có giá trị OD=0,5 (OD0,5) cũng như hàm lượng tương đương chất kháng oxy hóa μg/mL chất chuẩn.
2.4.4. Khảo sát khả năng khử sắt (FRAP)
Khả năng khử sắt FRAP được thực hiện theo Benzie et al. (1996) có hiệu chỉnh . Tiến hành cho 10 µL cao chiết (có nồng độ từ 10-50 µg/mL) vào 990 µL dung dịch FRAP. Các hỗn hợp trên được ủ ở 37°C trong 10 phút, sau đó tiến hành đo giá trị độ hấp thụ quang phổ ở bước sóng 593 nm. Chất chuẩn sử dụng là trolox. Hiệu quả kháng oxy hóa của cao chiết ở các nồng độ khác nhau được so sánh với chất chuẩn bằng cách sử dụng nồng độ mà tại đó chất chuẩn hay cao chiết (µg/mL) có giá trị OD=0,5 (OD0,5).
2.4.5. Khảo sát hoạt tính kháng oxi hóa tổng (Phương pháp phosphomolybdenum)
Phương pháp dựa trên sự khử của Mo(VI) về Mo(V) thể hiện qua sự tạo phức Mo(V)-Phosphate màu xanh lá ở pH acid theo Prieto et al. (1999) . Tiến hành cho 100 µL cao chiết nồng độ khác nhau từ 45-315 µg/mL vào dung dịch phosphomolybdenum. Các hỗn hợp trên được ủ ở 95°C trong 90 phút, sau đó tiến hành đo giá trị độ hấp thụ quang phổ ở bước sóng 695 nm. Chất chuẩn sử dụng là vitamin C. Hiệu quả kháng oxy hóa của cao chiết ở các nồng độ khác nhau được so sánh với chất chuẩn bằng cách sử dụng nồng độ mà tại đó chất chuẩn hay cao chiết (µg/mL) có giá trị OD=0,5 (OD0,5).
2.5. Định lượng polyphenol tổng và flavonoid tổng trong cao chiết
Hàm lượng polyphenol tổng được xác định bằng thuốc thử Folin-Ciocalteu theo mô tả của Rebaya et al. (2014) có hiệu chỉnh . Hàm lượng flavonoid tổng trong cao chiết được xác định theo phương pháp so màu AlCl3 của Bag et al. (2015) .
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Độ ẩm bột nguyên liệu và hiệu suất chiết cao
Độ ẩm bột nguyên liệu vỏ trái Thốt nốt đạt 4,918±0,028%, với giá trị độ ẩm này là khá thấp và phù hợp với tiêu chuẩn bột dược liệu của Dược điển Việt Nam (độ ẩm bột nguyên liệu Hiệu suất chiết cao đạt 7,122%. Cao thu được ở dạng sánh đặc và có màu nâu đất.
3.2. Hoạt tính kháng oxi hóa
Hoạt tính kháng oxi hóa của cao chiết vỏ trái Thốt nốt được tính toán thành các giá trị EC50 hoặc OD0,5 trình bày ở Bảng 1.
Bảng 1. Kết quả khảo sát hoạt tính kháng oxi hóa của cao chiết vỏ trái Thốt nốt
Ghi chú: Chất chuẩn sử dụng 1, 5: vitamin C; 2,3,4: trolox
Kết quả ở Bảng 1 cho thấy vỏ trái Thốt nốt có tiềm năng kháng oxi hóa tốt ở phương pháp ATBS•+, FRAP, Phosphomolybdeum với giá trị EC50 (hoặc OD0,5) thấp hơn hoặc bằng 100 μg/mL. Tuy nhiên, so với chất chuẩn sử dụng trong từng phương pháp thì hiệu quả chống oxi hóa của cao chiết thấp hơn chất chuẩn khá nhiều, cụ thể trong phương pháp DPPH với EC50 đạt 120,174±2,182 μg/mL (cao hơn chất chuẩn hơn 30 lần), ABTS•+ là 76,860±0,219 μg/mL (cao hơn chất chuẩn gần 10 lần), với giá trị OD0,5 là 47,003±0,346 μg/mL (cao hơn chất chuẩn 21 lần) và 101,057±0,574 μg/mL (cao hơn chất chuẩn 7,5 lần) ở cả 2 phương pháp FRAP và phosphomolybdeum.
Hàm lượng chất kháng oxi hóa tương đương chất chuẩn (mg chất chuẩn/g cao chiết) cũng đã được tiến hành tính toán ở mỗi phương pháp và kết quả được trình bày ở Bảng 2.
Bảng 2. Hàm lượng chất kháng oxi hóa tương đương chất chuẩn của cao vỏ trái Thốt nốt
Ghi chú: Chất chuẩn sử dụng 1, 5: vitamin C; 2,3,4: trolox
Kết quả đạt được ở Bảng 2 cho thấy, hàm lượng chất kháng oxi hóa tương đương chất chuẩn của cao chiết vỏ trái Thốt nốt được xác định có hàm lượng khá cao trong phương pháp ATBS•+ và phosphomlybdeum với giá trị lần lượt là 109,046±13,375 (tương đương mg vitamin C/g cao chiết) và 127,398±8,703 (tương đương mg trolox/g cao chiết). Ở các phương pháp thử nghiệm còn lại, hàm lượng này được xác định thấp hơn lần lượt là 66,533±13,158 và 47,105±1,813 (tương đương mg trolox/g cao chiết), 32,868±5,660 (tương đương mg vitamin C/g cao chiết) trong phương pháp RP và FRAP, DPPH tương ứng. Kết quả này chứng minh được hiệu quả kháng oxi hóa tốt ở phương pháp ATBS•+ và phosphomlybdeum của cao chiết vỏ trái Thốt nốt.
Nghiên cứu của Pramod et al.(2013) tại Ấn Độ thì hoạt tính kháng oxi hóa của quả trái Thốt nốt kém hơn rất nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi ở cả 2 phương pháp DPPH và ATBS•+ khi giá trị EC50 của chúng là 471,492 μg/mL (cao hơn 3,92 lần) và 567,905 μg/mL (cao hơn 7,39 lần) . Tuy nhiên, so với  nghiên cứu trên lá cây Thốt nốt của Jamkhande et al. (2016) thì lá cho hiệu quả tốt hơn so với vỏ trái của chúng tôi trong phương pháp DPPH vì giá trị EC50  là 40,19 μg/mL thấp hơn 3 lần so với giá trị EC50 của cao chiết methanol vỏ quả . Nghiên cứu trên thịt quả Thốt nốt của Arunachalam et al. (2011) cho thấy giá trị EC50 ở phương pháp DPPH là 515,46 μg/mL cao hơn 5 lần so với vỏ quả của chúng tôi . Hàm lượng chất kháng oxi hóa tương đương vitamin C ở phương pháp DPPH theo nghiên cứu của Kurian et al. (2017) ở Sri Lanka trên thịt trái Thốt nốt ở vùng Kilinochchi và Batticalo có hàm lượng tương đương với nghiên cứu phần vỏ quả của chúng tôi (32,858±1,667 và 31,134±0,470 mg vitamin C/g cao chiết) . Nghiên cứu của Sastry et al. (2012) khả năng kháng oxi hóa của màng vỏ bao phủ cơm Thốt nốt cho thấy các giá trị EC50 thu được ở các phương pháp DPPH và ABTS•+ rất tốt, với kết quả tương đương với chất chuẩn vitamin C, ở phương pháp DPPH giá trị EC50 thu được là 7,90 μg/mL (cao hơn chất chuẩn chỉ 1,87 lần); ở phương pháp ABTS•+ giá trị EC50 đạt 2,58 μg/mL (thấp hơn chất chuẩn 1,02 lần), và cả 2 giá trị EC50 này đều thấp hơn giá trị EC­50 trong thử nghiệm của chúng tôi lần lượt là 15,21 lần và 29,79 lần .
3.3. Định lượng polyphenol tổng và flavonoid tổng
Hàm lượng polyphenol tổng và flavonoid tổng được xác định theo hàm lượng tương đương acid gallic và quercetin được trình bày ở Bảng 3.

Xem thêm: Touchpad Là Gì – Cấu Tạo Và Công Dụng Của Touchpad

Bảng 3. Hàm lượng polyphenol tổng và flavonoid tổng của cao chiết methanol vỏ trái Thốt nốt
Polyphenol và flavonoid là những hoạt chất tự nhiên có nhiều tác dụng như chống oxi hóa, kháng viêm, kháng khuẩn, chống dị ứng, chống lão hóa và bệnh tật cho con người. Kết quả định lượng cho thấy hàm lượng của chúng có trong vỏ trái Thốt nốt khá cao, đặc biệt là hàm lượng flavonoid tổng với giá trị 115,522±2,985 mg QE/g cao chiết, kết quả này góp phần chứng minh cho hoạt tính kháng oxy hóa mạnh của cao chiết trên.
Hàm lượng polyphenol tổng trên rễ Thốt nốt theo nghiên cứu của Sahni et al. (2014) cao hơn 3,57 lần so với vỏ trái Thốt nốt khi có giá trị là 99,34 mg GAE/g . Trong nghiên cứu của Wijewardana et al. (2016), hàm lượng polyphenol tổng cũng có sự chênh lệch khi có giá trị là 86,72±0,02 (cao hơn 3,11 lần) .
4. Kết luận
Khảo sát hoạt tính kháng oxi hóa cao chiết methanol của vỏ trái thốt nốt cho thấy cao vỏ trái cho hiệu quả kháng oxi hóa tốt trong các phương pháp ATBS•+, FRAP, Phosphomolybdeum. Kết quả cũng khá phù hợp với hàm lượng flavonoid trong cao chiết đạt được khá cao.
Tài liệu tham khảo:
Lại Thị Ngọc Hà và Vũ Thị Anh Thư, 2009. Stress oxy hóa và các chất kháng oxy hóa tự nhiên, Tạp chí Khoa học và Phát triển,667-677.Đỗ Tất Lợi, 2004, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Y học.Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung và Bùi Xuân Chương, 2006, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Tập 2. Khoa học và Kỹ thuật.Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam tập 3. 1999, Nxb Trẻ.Sahni, C., Shakil, N. A., Jha, V., and Gupta, R. K., 2014. Screening of nutritional, phytochemical, antioxidant and antibacterial activity of the roots of Borassus flabellifer (Asian Palmyra Palm), Journal of Pharmacognosy and Phytochemistry. 3(4).Alamelumangai, M., Dhanalakshmi, J., Mathumitha, M., Renganayaki, R. S., Muthukumaran, P., and Saraswathy, N., 2014. In vitro studies on phytochemical evaluation and antimicrobial activity of Borassus flabellifer Linn against some human pathogens, Asian Pacific journal of tropical medicine. 7,S182-S185.Madhankumar, R. and Murugesan, S., 2019. Phytochemical, gas chromatography with mass spectrometry analysis of andrographis serpyllifolia methanol leaf extract and its antioxidant and antibacterial activities, Asian J Pharm Clin Res. 12(3),343-347.Pramod, H., Yadav, A., Raje, V., Mohite, M., and Wadker, G., 2013. Antioxidant activity of Borassus flabellifer (Linn.) fruits, Asian Journal of Pharmacy and Technology. 3(1),16-19.Kavatagimath, S. A., Jalalpure, S. S., and Hiremath, R. D., 2016. Screening of Ethanolic Extract of Borassus flabellifer Flowers for its Antidiabetic and Antioxidant Potential, Journal of Natural Remedies. 16(1),22-32.Arunachalam, K., Saravanan, S., and Parimelazhagan, T., 2011. Nutritional analysis and antioxidant activity of Palmyrah (Borassus flabellifer L.) seed embryo for potential use as food source, Food Science and Biotechnology. 20(1),143-149.Bộ Y tế, 2017, Dược điển Việt Nam V.Sharma, O. P. and Bhat, T. K., 2009. DPPH antioxidant assay revisited, Food chemistry. 113(4),1202-1205.Nenadis, N., Wang, L.-F., Tsimidou, M., and Zhang, H.-Y., 2004. Estimation of scavenging activity of phenolic compounds using the ABTS•+  assay, Journal of agricultural and food chemistry. 52(15),4669-4674.Ferreira, I. C., Baptista, P., Vilas-Boas, M., and Barros, L., 2007. Free-radical scavenging capacity and reducing power of wild edible mushrooms from northeast Portugal: Individual cap and stipe activity, Food chemistry. 100(4),1511-1516.Benzie, I. F. and Strain, J. J., 1996. The ferric reducing ability of plasma (FRAP) as a measure of “antioxidant power”: the FRAP assay, Analytical biochemistry. 239(1),70-76.Prieto, P., Pineda, M., and Aguilar, M., 1999. Spectrophotometric quantitation of antioxidant capacity through the formation of a phosphomolybdenum complex: specific application to the determination of vitamin E, Analytical biochemistry. 269(2),337-341.Rebaya, A., Belghith, S. I., Baghdikian, B., Leddet, V. M., Mabrouki, F., Olivier, E., Cherif, J., and Ayadi, M. T., 2014. Total phenolic, total flavonoid, tannin content, and antioxidant capacity of Halimium halimifolium (Cistaceae), Journal of applied pharmaceutical science. 5(1),52-57.Bag, G., Devi, P. G., and Bhaigyabati, T., 2015. Assessment of total flavonoid content and antioxidant activity of methanolic rhizome extract of three Hedychium species of Manipur valley, International Journal of Pharmaceutical Sciences Review and Research. 30(1),154-159.Jamkhande, P. G., Suryawanshi, V. A., Kaylankar, T. M., and Patwekar, S. L., 2016. Biological activities of leaves of ethnomedicinal plant, Borassus flabellifer Linn.(Palmyra palm): An antibacterial, antifungal and antioxidant evaluation, Bulletin of Faculty of Pharmacy, Cairo University. 54(1),59-66.Kurian, A., Thiripuranathar, G., and Paranagama, P., 2017. Determination of total phenolic content and antioxidant activity of Borassus flabeliffer Linn. Fruit pulp collected from several parts of Sri Lanka, International Journal of Pharmaceutical Sciences and Research. 8(6),2701-2705.Sastry, N., Padmaja, I., Rao, R., Kirani, K., and Kaladhar, D., 2012. In vitro dose dependent study on anti-human pathogenic bacterial and free radical scavenging activities of methanolic seed coat extract of Borassus flabellifer L, Asian J Pharm Clin Res. 5(2),83-6.Wijewardana, R., Nawarathne, S., Wickramasinghe, I., Gunawardane, C., Wasala, W., and Thilakarathne, B., 2016. Retention of physicochemical and antioxidant properties of dehydrated bael (Aegle marmelos) and palmyra (Borassus flabellifer) fruit powders, Procedia food science. 6,170-175.
ABSTRACT:
Borassus flabellifer L. is grown in the Mekong Delta, especially in An Giang, Kien Giang, and Dong Thap provinces. This study is to investigate the antioxidant activity of Borassus flabellifer L.  husk, a by-product that is thrown away from the palmyra fruit through the use of various antioxidant activity tests as DPPH, ABTS•+, reducing power (RP), FRAP and phosphomolybdeum methods. The tested results show that the methanol extract of the palmyra fruit husk showed good antioxidant activity in ATBS•+, FRAP, Phosphomolybdeum methods with EC50 (or OD0,5) lower or equal to 100 μg/mL. This result is also consistent with the determination of highly total flavonoid content in methanol extract of Borassus flabellifer L.  husk. This study opens up prospects in the use of Borassus flabellifer L.  husk as the antioxidant product.

Xem thêm: Cách Tùy Chỉnh Thao Tác Touchpad Trên Dell Touchpad Là Gì

Keywords: Antioxidant, Borassus flabellifer L., by-product, flavonoid, polyphenol.
NGUYỄN TRỌNG TUÂN – Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Cần Thơ
(Bài đăng trên Tạp chí Công Thương)
Tag: thốt nốt flavonoid kết quả nghiên cứu oxy hóa giải pháo chính sách cao chiết methanol polyphenol

CÁC TIN KHÁC

Tời cáp treo chở người trên đường lò của TKV – Từ nghiên cứu đến sản xuất Nghiên cứu thiết kế, hoàn thiện dây chuyền công nghệ, chế tạo bơm đặc thù và bơm công suất lớn phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu Kết quả áp dụng công nghệ khai thác vỉa dốc sử dụng giàn chống mềm loại ZRY và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác trong các mỏ hầm lò của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam Đánh giá khả năng áp dụng công nghệ cơ giới hóa khấu than bằng máy, chống giữ lò chợ bằng giàn tự hành hạng nhẹ, giá khung, giá xích tại các mỏ hầm lòa thuộc TKV Phát triển công nghệ thuộc kết hợp mimosa-granofin easy F90 Liquid thân thiện môi trường trong thuộc da cá sấu

Tin mới

1
EVNHCMC đẩy mạnh vận động người dân sử dụng dịch vụ điện trực tuyến
2
Hiệu quả thực hiện “3 hóa” ở TKV
3
Điện gió ngoài khơi – Nguồn điện thế hệ mới cho phát triển kinh tế
4
Đóng điện thành công trạm biến áp đầu tiên của Việt Nam ứng dụng công nghệ kỹ thuật số tại Khu Kinh tế Nghi Sơn
5
Tời cáp treo chở người trên đường lò của TKV – Từ nghiên cứu đến sản xuất
6
Cảm biến biến dạng siêu mỏng, không dây và không dùng pin, nhạy hơn 10 lần so với thông thường

VĂN BẢN ĐIỀU HÀNH

Thông báo về việc đề xuất đặt hàng nhiệm vụ KH&CN bắt đầu thực hiện từ năm 2022 tham gia “Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Quốc gia phục vụ đổi mới, hiện đại hóa công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản đến năm 2025”. Công văn v/v Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc thông báo danh sách kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm năm 2020 Thông báo về việc giao Kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2020

TÀI LIỆU HỖ TRỢ

Tài liệu truyền thông Tài liệu đào tạo Tài liệu khác
Tin KHCN Chính sách Công nghiệp 4.0 Năng suất chất lượng Đo lường – NSCL An toàn thực phẩm Văn bản Bản tin KHCN Video Liên hệ Tài liệu
Trang chủ Sơ đồ Quy chế Liên hệ

*

Tổng số lượt truy cập : 7 6 3 7 7 0 7

Bản quyền thuộc Vụ Khoa học và Công nghệ – Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 84-24-2.2202.438
Cơ quan chủ quản: Bộ Công Thương
Người chịu trách nhiệm: Ông Trần Việt Hòa – Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ
Giấy phép hoạt động số 296/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 23 tháng 11 năm 2018
Ghi rõ nguồn: https://khcncongthuong.vn/ khi sử dụng thông tin từ website này.
Phát triển bởi :

*

Chuyên mục: Hỏi Đáp