Review Product Manager Là Gì – Công Việc Của Product Manager

Tìm hiểu Link Product Manager Là Gì – Công Việc Của Product Manager là chủ đề trong content hiện tại của Kí tự đặc biệt Hakitoithuong.vn. Tham khảo content để biết chi tiết nhé.

Theo báo cáo của công ty Head Hunt Addeco (2018) trong mảng Medical và Life Sciences thì vị trí được mong đợi nhất chính là công việc liên quan đến Product Management/ Product manager. Tại sao như vậy, hãy thử tìm hiểu

Bạn đang xem: Product manager là gì

(Product Management) – Quản lý sản phẩm là: “là một quá trình bao gồm: hình thành ý tưởng, lập kế hoạch phát triển, thử nghiệm, phát hành, cung cấp, và loại bỏ sản phẩm trong thị trường”.

Các kết nối và tương tác bao gồm:

Bên trong: với nhóm hiện tại, cấp quản lý Bên ngoài: với đơn vị cung ứng, thị trường Mở rộng sản phẩm: lập kế hoạch, phát triển, phát hành sản phẩm Thu hẹp sản phẩm: quản lý vòng đời sản phẩm

Quản lý sản phẩm đóng vai trò chiến lược rất quan trọng trong cả công ty sản xuất và phân phối

Vậy sản phẩm được định nghĩa là gì?

“Là bất kỳ thứ gì có thể đưa vào thị trường để đạt được sự chú ý, mua bán, sử dụng hoặc tiêu thụ, có khả năng thỏa mãn một ước muốn hay một nhu cầu” – Philip Kotler “Là toàn bộ những thỏa mãn vật chất và tinh thần mà người mua hoặc người sử dụng nhận được từ việc mua hay sử dụng sản phẩm đó” – Gerald Albaum, Jesper Strandskov, Edwin Duerr

Quản lý sản phẩm là việc: 1- lập kế hoạch, 2-Dự báo, 3-Marketing các sản phẩm mà công ty sản xuất hoặc phân phối. Kết quả sẽ là thiết kế được các chiến lược sản phẩm phù hợp với các giai đoạn vòng đời sản phẩm, phát hiện được các cơ hội kinh doanh, tăng được thị phần hoặc là tạo ra được các ý tưởng cho sản phẩm mới (bao gồm cả dịch vụ) cho khách hàng.

Mục đích của quản lý sản phẩm chính là để tạo ra giá trị cho khách hàng và lợi nhuận kinh doanh (mà có thể đo lường, dự báo được)

Người quản lý sản phẩm là công việc đỏi hỏi xác định được chính xác các vấn đề của khách hàng, kiến tạo ra các trải nghiệm sản phẩm tốt nhất cho khách hàng (bằng công cụ MKT mix: mua sắm, dịch vụ, phân phối, tiếp thị…) nhằm để chiến thắng các đối thủ cạnh trạnh phù hợp với từng giai đoạn chu kỳ vòng đời một sản phẩm

Xem thêm: Vasectomy Là Gì – Nghĩa Của Từ Vasectomy

“MKT là quy trình mà doang nghiệp tạo ra các giá trị cho khách hàng và xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ với khách hàng nhằm giành được các giá trị từ họ” – Philip Kotler

Vậy những người làm quản lý sản phẩm họ là ai? họ làm những công việc gì?

Có một thực tế là rất nhiều các công ty hiện nay đã, đang và tiếp tục sử dụng vị trí quản lý sản phẩm theo những cách rất khác nhau. Ở một số công ty quản lý sản phẩm là một bộ phận của Sale và cũng không tách bạch giữa vài trò Sale và MKT; một số công ty khác quản lý sản phẩm thuộc vào phòng MKT; ở các công ty sản xuất quản lý sản phẩm lại thuộc phòng nghiên cứu phát triển (sản xuất)…điều này dẫn đến một thực trạng người làm quản lý sản phẩm (product manager – PM) có thể sẽ không phát huy hết vai trò chiến lược của mình, kết quả là bị phụ thuộc vào cấu trúc cứng của tổ chức. Bộ phận bán hàng (sale) sẽ có xu hướng sử dụng PM như là các công cụ hỗ trợ bán hàng – các nhân viên trình diễn sản phẩm (demo boy/girl) ở từng thương vụ mà đội sale phải giải quyết; Bộ phận MKT/Communication lại có xu hướng sử dụng PM như là người làm nội dung MKT thuần túy (content provider) nhằm thu hút khách hàng mới, truyền thông nâng cao nhận thức, thiết kế ấn phẩm, tài liệu truyền thông , event,….; Bộ phận kỹ thuật sản xuất thì sử dụng PM như là người quản lý dự án phát triển sản phẩm (Project Manager). Kết cục là PM sẽ không nắm bắt được các nhu cầu/vấn đề hay đòi hỏi của thị trường/khách hàng

“ Người Quản Lý Sản Phẩm cần tập trung vào các vấn đề của thị trường và tương lai của sản phẩm ! ”

Gần đây có một số xu hướng tiếp cận việc quản lý sản phẩm theo một cách chuyên biệt hơn

Một ma trận cho thấy các lĩnh vực kiến thức/kỹ năng một người quản lý sản phẩm sẽ cần có. Thực sự rất hiếm có người hội tụ đủ năng lực ở cả 4 mảng: MKT/bán hàng, kỹ thuật/sản xuất, chiến lược, chiến thuật. Con người nói chung sẽ có một vài thiên hương hướng định sẵn, được mặt này và yếu mặt khác. Thay vì tìm một PM “siêu năng lực” (điều có lẽ sẽ không bao giờ có), thì xu hướng hiện nay có thể phân tách vai trò dựa trên một số nhóm công việc có liên quan (tùy thuộc vào thiên hướng của người đó)

Hai chức năng chính yếu của một PM đó chính là 1-Lập chiến lược sản phẩm và quản lý vòng đời sản phẩm; 2- Phát triển sản phẩm.

Tóm lại, Quản lý sản phẩm là việc làm sao để cung cấp các sản phẩm mà khách hàng sẽ yêu thích. Người Quản Lý Sản Phẩm phải định hướng và phối hợp với các bộ phận trong công ty kinh doanh và cả với các đối tác bên ngoài. Người Quản Lý Sản Phẩm có trách nhiệm mang lại các lợi nhuận có thể đo lường, có thể dự báo được cho công ty

Người quản lý sản phẩm phải có cái nhìn khác biệt

“Khách hàng không cần máy khoan, họ cần lỗ khoan”
Người Quản Lý Sản Phẩm sử dụng tư duy logic, sự thấu hiểu khách hàng và sự sáng tạo trong định rõ, phát triển và duy trì sản phẩm trên thị trường.

Edited by MD Duc Anh Nguyen

Published By

Xem thêm: Trạng Ngữ Là Gì

*

Duc Anh Nguyen

Product Marketing Manager at Sysmex
Follow

Why Product Managment is so hot ? Lets find out #medical, #productmanagment, #product, #productspecialist, #productmanager

Chuyên mục: Hỏi Đáp