Phân tích Link Line Manager Là Gì – Nghĩa Của Từ Line Manager là chủ đề trong bài viết bây giờ của Kí tự đặc biệt Haki Tối Thượng. Theo dõi nội dung để biết đầy đủ nhé.
Định nghĩa “Manager”
Đối với nhiều lập trình viên nói riêng và nhân viên ngành kĩ thuật nói chung, lĩnh vực Quản lý là một điều gì đó khá mơ hồ. Cụ thể thì các “Managers” họ làm những gì vậy? Tại sao chúng ta là những người trực tiếp làm ra sản phẩm, trực tiếp đem đến lợi ích cho người dùng, mà lại (có vẻ) không được coi trọng và đãi ngộ cao bằng “họ”, những người dường như là chả làm được gì có ích ngoài việc họp hành, mơ mộng, và thúc giục suốt ngày?
Định nghĩa của “Manage” là “kiểm soát, quan tâm đến, và ra quyết định”. Định nghĩa cơ bản nhất của Manager là: “Người chịu trách nhiệm phối hợp và kiểm soát công việc của một nhóm người hay một hoặc nhiều bộ phận để hoàn thành những mục tiêu chung của tổ chức.”Từ khóa ở đây, không phải là “phối hợp” hay “kiểm soát” – vốn chỉ những hành động hết sức cụ thể – mà là “mục tiêu chung” và “chịu trách nhiệm”.
Bạn đang xem: Line manager là gì
Thật vậy, để đánh giá một Managers, những hành động cụ thể của người ấy không quan trọng bằng việc mục tiêu chung của nhóm/bộ phận mà người ấy quản lý có đạt được hay không, và với mỗi trục trặc, người ấy có sẵn sàng và đủ khả năng đứng ra chịu trách nhiệm và lèo lái nhóm/bộ phận hay không. Chứ từng hành động cụ thể người đó làm hàng ngày thì chỉ là yếu tố phụ để đánh giá – ít nhất, đó là cách những managers ở cấp cao hơn đánh giá những managers ở cấp thấp hơn.
Có thể chia các vị trí Managers ra 3 cấp bậc chính:
Line-Manager – Làm việc trực tiếp cùng một nhóm các nhân sự không-phải-managersMiddle-Manager – Quản lý các managers cấp thấp hơn và báo cáo với managers cấp caoTop-Managers – Những Managers ở cấp cao nhất của một tổ chức, chịu trách nhiệm ra những quyết định vĩ mô, chiến lược
Trong cuốn sách này, tôi sẽ chủ yếu bàn về Line-Managers và Middle-Managers.
Định nghĩa “Leader”
Đọc báo, tham gia các khóa đào tạo về kĩ năng mềm, bạn sẽ thấy từ khóa hay được nhắc đến nhiều là “Leader”, “Leadership”. Vậy Leader là gì? Nếu xét về định nghĩa trong từ điển, Leader là “người có thể kiểm soát và tác động đến người khác”. Và “Lead” được định nghĩa là “chỉ đường, dẫn lối”. Nó khá giống với định nghĩa về Manager khi cũng nói đến “kiểm soát”, “tác động”, “người khác” nhưng không nói gì đến “chịu trách nhiệm” cả.
Căn cứ theo cả định nghĩa lẫn thực tế, một sự khác biệt dễ thấy nhất là: Manager thường là một người được trao một chức vụ rõ ràng, có cấp bậc, lương thưởng tương xứng với trách nhiệm mà họ được giao phó. Leader, không nhất thiết phải là người có cấp bậc. Ngay cả trong từng nhóm làm việc nhỏ, luôn sẽ có những người có tư cách và kĩ năng nổi trội, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng đến các thành viên khác và khiến cho tiếng nói của mình được lắng nghe. Nghĩ đến Manager nhiều người vẫn nghĩ đến Authority (quyền lực) hay sự áp đặt, còn nghĩ đến Leader, người ta có xu hướng nghĩ về một người dùng đến sự thấu hiểu và tình cảm để thuyết phục người khác.
Manager và Leader, ai là Hero, ai là Villian?
Phải chăng chính vì chúng ta vẫn luôn rất ghét việc phải làm theo lời người khác, nên chúng ta có ác cảm với Manager?
Trên mạng, chúng ta gặp không thiếu những hình ảnh như thế này:
Hỉnh ảnh của Manager hiện lên thực sự là xấu xí!
Nhưng tôi cho rằng những hình ảnh đó cung cáp một cái nhìn cực đoan và chưa đầy đủ. Trên thực tế, không phải leader nào cũng là manager, nhưng để có thể làm một manager tốt, thì bắt buộc phải có leadership.
Những người được gọi là “Manager” hay “Boss” trong các so sánh kể trên, thực chất là những “Bad Manager” và chỉ hoàn thành được một nửa trọng trách đầy đủ của một Manager, Họ có thể giúp công việc hoàn thành và nhân viên nghe-lời, giúp đạt được những mục tiêu kĩ thuật và ngắn hạn, nhưng chắc chắn sẽ không thể giúp nhân viên cảm thấy hạnh phúc, có động lực, phát triển, và gắn bó lâu dài. Và, những người Leader được coi là “ưu việt” trong các so sánh kể trên, nếu không xác định đúng mức độ ưu tiên tùy theo từng tình huống, nếu ngại ngùng không thực hiện các kĩ thuật management như chỉ đạo, quyết định, kiểm soát… mà chỉ thích đi động viên, cổ vũ tinh thần suông, xác suất làm hỏng việc là khá cao!
Nên những so sánh trên thực chất là đang chỉ ra hai khía cạnh cần thiết để trở thành 1 Good Manager. Bạn sẽ cần rèn luyện cả Management Skills lẫn Leadership Skills để có thể trở thành một Good Manager.
Chúng ta có thực sự cần đến Managers hay không?
Ngay từ khi còn bé, tôi đã rất ghét việc mình đang làm gì đó mà cứ có người đứng soi. Bình thường tôi rửa cả chậu bát đĩa chỉ mất 15 phút, vui vẻ, nhẹ nhàng, không lấn cấn gì. Nhưng nếu bố tôi mà cứ đứng nhìn nhìn xem coi thằng con làm ăn ra sao, thì y như rằng tôi sẽ cảm thấy khó chịu, căng thẳng, và va quệt loẻng xoẻng có khi vỡ đồ như chơi. Đi làm cũng vậy, trừ trường hợp Peer Coding ra (mà cái này cũng phải luyện nhiều mới quen), nếu ta đang code mà lại có một ông Manager đứng riết sau lưng để soi, chắc chịu không quá nổi 10 phút.
Vậy, với những người đã đủ trưởng thành, để yên cho họ làm việc của mình, chẳng phải tốt hơn sao? Tại sao lại phải đặt ra vị trí Managers để kiểm soát họ? Nếu một nhóm tự làm việc với nhau được, hoàn thành được mục tiêu chung, và cả nhóm đều có tinh thần chịu trách nhiệm thì đâu cần Managers? Chúng tôi đã đủ chuyên nghiệp và trưởng thành để tự làm lấy công việc của mình mà không cần ai đốc thúc cả! Và xét cho cùng, chính những lập trình viên/kĩ thuật viên như chúng tôi mới là người tự tay hoàn thành công việc.
Xem thêm: đầu Tư Tài Chính Là Gì, Các Kênh đầu Tư Tài Chính
Tin mừng là không phải chỉ có tôi (và/hoặc bạn) đã từng băn khoăn về điều đó. Mà đã từng có những sếp lớn của các công ty lớn cũng băn khoăn, và thử tìm cách chứng minh Managers là không cần thiết. Google – một trong những công ty lớn nhất thế giới – đã từng thử loại bỏ hoàn toàn các vị trí Technical Managers, tạo ra một môi trường làm việc gần như phẳng tuyệt đối. Kết quả? Chỉ trong vòng 6 tuần, thông tin trở nên hỗn loạn, các top managers bị quá tải vì quá nhiều vấn đề nhỏ hàng ngày, và Google lập tức quay trở lại mô hình truyền thống với nhiều middle managers – đồng thời tiến hành một cuộc nghiên cứu nghiêm túc kéo dài nhiều năm để tìm hiểu xem làm cách nào để có được những managers tốt. Zappos, một công ty thương mại điện tử, cùng từng thử chuyển sang mô hình Holacracy không-managers, và cũng thất bại chỉ sau vài tuần, khi có tới 14% tổng số nhân viên nộp đơn xin nghỉ việc trong thời gian ngắn đó sau khi cuộc thử nghiệm bắt đầu.
Vấn đề là:
Hầu hết – nếu không nói là tất cả – các mục tiêu của một tổ chức đều cần đến sự phối hợp của nhiều người chứ không phải một. Manager là thừa thãi và phản tác dụng nếu họ chỉ kiểm soát 1 người; nhưng họ là thiết yếu để điều phối thông tin và nguồn lực, điều phối công việc của nhiều người, và giải quyết những mẫu thuẫn phát sinh khi có nhiều bên cùng tham gia vào một công việc.Con người không phải là một cái máy. Họ không đơn giản chạy chương trình: while(is_not_fired)go to the office; work; report; back home. Họ có những cảm xúc, mục tiêu, mối quan tâm riêng mà tuy có thể có hoặc không trực tiếp liên quan đến công việc, nhưng luôn ảnh hưởng lớn đến khả năng và tinh thần làm việc. Họ có thể đang có những trực trặc trong tình cảm cá nhân. Hoặc có mâu thuẫn với thành viên khác trong nhóm. Hoặc có tiềm năng lớn và khát khao phát triển bản thân nhưng lại chưa được giao nhiệm vụ xứng tầm. Vân vân và vân vân. Nếu không có managers, sẽ không có ai để tâm đến những điều đó, và sự rệu rã, lạc lối là khó tránh khỏi.Những công việc hàng ngày giúp hoàn thành mục tiêu của ngày. Thế còn những mục tiêu dài hạn thì sao? Nên dành hết 8h làm việc để hack và code, hay cần dành ra thời gian để viết tài liệu, thảo luận, training? Điều gì sẽ xảy ra nếu những nhân viên tốt nhất của công ty đột ngột xin nghỉ việc? Hay tệ hơn, họ gặp tai nạn giao thông? Làm thế nào để Programmer kia hạnh phúc hơn trong công việc? Có rất nhiều những câu hỏi quan trọng mà thoạt nghe tưởng như “xàm”, “khéo lo”, nhưng nếu khong có ai nghĩ đến chúng và tìm cách giải quyết chúng, thì công ty sẽ hoạt động giống như một quả bom nổ chậm.
Có rất nhiều cách định nghĩa và phân loại về công việc của Managers, vả phần Why ở trên thể hiện cách hiểu của tôi: Có ba lĩnh vực lớn mà Manager cần quản lý và bao quát là Quản lý Công việc, Quản lý Con người, và Quản lý Sự phát triển. Bất kỳ Manager nào nếu quá thiên lệch về một mảng mà bỏ bê các mảng khác, đều không ổn.
Ba lĩnh vực kể trên luôn cần thiết với mọi Managers, nhưng ở mỗi cấp bậc, mức độ quan trọng và ưu tiên, sự phân bổ thời gian và sự quan tâm sẽ khác nhau, như hình dưới đây.
Xem thêm: Polished Là Gì – Nghĩa Của Từ Polished
Vì-con-người
Để kết thúc mục này, tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh: vì Managers không chỉ quán lý công việc, mà họ còn quản lý con người, nên họ có khả năng ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của rất nhiều người. Đó là một trọng trách lớn. Hãy tưởng tượng, nếu một nhân viên không hài lòng với sếp của mình, mỗi ngày đi làm đều trong trạng thái chán nản và bức bối, thì sẽ có biết bao hệ quả xấu đi kèm. Anh ta không có động lực để làm việc tốt nhất có thể mà chỉ vật vờ cho xong. Anh ta không có cảm hứng để học hỏi, phát triển. Anh ta mang bực bội về nhà và dẫn đến – dù không cố ý – những ảnh hưởng xấu tới vợ con. Ngược lại, khi người Managers luôn tìm cách để tạo cơ hội cho nhân viên phát triển, giúp nhân viên tìm thấy niềm vui và ý nghĩa trong công việc, năng lượng tích cực đó sẽ lan tỏa ra cả những người xung quanh của nhân viên đó nữa.
Vậy nên, nghề Managers, nó không chỉ là một nghề-kiếm-sống, mà thực sự là một trong những nghề giúp ta cải thiện, nâng đỡ, gây ảnh hưởng tới xã hội khá nhiểu. Cam kết với bản thân để luôn làm tốt nhất có thể và luôn học hỏi để làm tốt hơn mỗi ngay trong cả quản lý công việc, quản lý con người và quản lý sự phát triển, đấy có thể nói là việc-thiện. Rất đáng làm.
Chuyên mục: Hỏi Đáp