Tổng hợp Link Tọa đàm Là Gì – Nghĩa Của Từ Toạ đàm là conpect trong content hiện tại của Kí tự đặc biệt Haki Tối Thượng. Đọc bài viết để biết đầy đủ nhé.
Tọa đàm phương pháp học tập và kỹ năng mềm cho sinh viên khóa 40 |
Tham dự buổi tọa đàm có thầy Phạm Tiến Dũng – Bí thư Đảng ủy, phó Hiệu trưởng Nhà trường; thầy Phạm Đức Tuấn – trưởng khoa Kỹ thuật viễn thông; cô Nguyễn Thị Hằng Nga – trưởng phòng Đào tạo và nghiên cứu khoa học; thầy Nguyễn Đăng Lăng – Giám đốc trung tâm đào tạo hướng nghiệp và phát triển công nghệ; toàn thể các thầy, cô giáo, cán bộ nhân viên của khoa Kỹ thuật viễn thông và các em sinh vên khóa 39, 40 ngành Điện tử, truyền thông.
Bạn đang xem: Tọa đàm là gì
Bắt đầu buổi tọa đàm cô giáo Đỗ Phương Nhung đã báo cáo kết quả khảo sát từ việc lấy phiếu thăm dò ý kiến của tất cả sinh viên khóa 40 về Nhà trường để xây dựng nội dung chương trình toạ đàm được hiệu quả.
Thầy giáo Phạm Đức Tuấn – Trưởng khoa KTVT phát biểu
Phát biểu tại buổi tọa đàm, thầy giáo Phạm Đức Tuấn – trưởng khoa Kỹ thuật viễn thông hy vọng buổi tọa đàm sẽ góp phần giúp các em thấy việc học tập đơn giản hơn, thú vị hơn, hiệu quả hơn; giúp thầy trò gần gũi nhau hơn.
Xem thêm: Từ điển Tiếng Việt Chuyên Gia Tiếng Anh Là Gì
Chia sẻ tại buổi tọa đàm Vũ Đức Ngọc – sinh viên lớp 40CĐTT1 cũng đưa ra một số vấn đề mà sinh viên mới vào trường quan tâm đó là: Học chế tín chỉ là gì? Ưu điểm của học theo học chế tín chỉ? Nhược điểm của học theo học chế tín chỉ? Phương pháp học tập theo học chế tín chỉ như thế nào?
Còn Lê Thanh Oai – sinh viên lớp 40CĐTT2 cũng chia sẻ phương pháp học tập Power theo cách mà bạn áp dụng gồm 5 bước:
Chuẩn bị, sửa soạn Tổ chức, sắp xếp quá trình học tập một cách có hệ thống Làm việc: phải tách việc học riêng không làm chung với các việc khác sẽ dễ hiểu và dễ tiếp thu bài hơn Đánh giá: phải tự đánh giá mình đang đứng ở thứ bậc nào trong lớp để có thể tự cải thiện mình. Suy nghĩ: để trao đổi với các thầy cô những vấn đề qua tâm.
Thầy giáo Phạm Tiến Dũng phát biểu tại hội nghị
Phát biểu tại buổi tọa đàm thầy Phạm Tiến Dũng – Phó Hiệu trưởng cũng nhấn mạnh:
Phải xác định động cơ học tập đúng đắn: đó là học thành nghề, học để làm việc chứ không phải học cho ai, học vì cái bằng,… Từ đó ta mới bàn xem học bằng cái gì, học như thế nào.
Thầy cũng chỉ rõ học tậptheo học chế tín chỉ quan trọng nhất là tự học và “không phương pháp nào dẫn đến sự thành công mà không có sự cần cù, chịu khó và nỗ lực”.
Xem thêm: Break Out Là Gì – Nghĩa Của Từ Break Out
Thầy giáo Nguyễn Thanh Sơn chia sẻ về phương pháp học tập các môn lý luận chính trị
Thầy giáo Nguyễn Thanh Sơn – giảng viên tổ môn Chính trị cũng chia sẻ kinh nghiệm bản thân: phương pháp để học tập tốt các môn lý luận chính trị đó là:
Thứ nhất là xác định đối tượng, động cơ, mục đích của việc học tập Thứ hai là xây dựng phương pháp học tập phù hợp Thứ ba là tổ chức thực hiện tốt việc thảo luận, tranh luận Thứ tư là tương tác với giảng viên, giáo viên Thứ năm là phải có kỹ năng làm bài
Và quan trọng là lựa chọn phương pháp và cố gắng thực hiện phương pháp đó để có kết quả học tập cao nhất
Bạn Trịnh Thị Hương Nhu – cựu sinh viên khóa 35 khoa Kỹ thuật viễn thông hiện đang công tác tại công ty ViettelTelcũng chia sẻ kinh nghiệm học tập của bản thân:
Có kỹ năng lắng nghe Có kế hoạch tự học Phải kết hợp học đi đôi với hành Học tập kỹ năng làm việc nhóm Học tập kỹ năng thuyết trình
Hâm nóng bầu không khí của buổi tọa đàm ông Ngô Phú Mạnh – công tác tại viện doanh nhân Edutalent đã cùng với sinh viên trong hội trường thảo luận và chia sẻ về những mục tiêu phấn đấu của bản thân. Qua đó ông cũng chỉ rõ:
Tầm quan trọng và phương pháp đặt mục tiêu cho bản thân Xác định phương pháp học tập hiệu quả với thế mạnh tư duy bản thân Bạn cần chuẩn bị những gì để đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng khi ra trường.
Bạn chính là người chịu trách nhiệm với tương lai, nghề nghiệp và kết quả học tập của bản thân mình”.
Chuyên mục: Hỏi Đáp